Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Vietnamnet.vn: Ý kiến pháp lý của Luật sư DC Counsel về việc Trung Nguyên bãi nhiệm bà Diệp Thảo

“Nên theo tôi, quyết định ngày 21/9/2018 của Tổng giám đốc công ty Trung Nguyên, tức ông Vũ, về việc “bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của công ty đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo” là trái với của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty”, luật sư Nguyễn Đức Chánh — CEO Công Ty Luật DC Counsel nhìn nhận.




Toàn bộ bài viết về diễn biến vụ việc và ý kiến của luật sư Nguyễn Đức Chánh đăng trên báo điện tử Vietnamnet

Đặng Lê Nguyên Vũ với tư cách là Tổng giám đốc công ty vừa ra quyết định bãi nhiệm bà Thảo dù bản án tòa phúc thẩm mới tuyên được 1 ngày. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo quyết trở lại Trung Nguyên bằng mọi giá, thậm chí đề nghị xử lý hình sự ai ngăn cản bà quay về.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ tung chiêu mới?

Liên quan đến vụ việc lùm xùm “tranh chấp giữa thành viên công ty và công ty” xảy ra tại công ty CP tập đoàn Trung Nguyên, bất ngờ mới là tối 21/9 công ty Trung Nguyên phát đi thông báo của Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ về việc bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Diễn biến này diễn ra ngay sau phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao hôm 20/9 có hiệu lực, tuyên phía ông Vũ phải hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực đối với bà Thảo mà ông này đã ký vào năm 2015, với tư cách là Chủ tịch HĐQT công ty.



Phía Trung Nguyên vừa phát đi thông báo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ với tư cách Tổng giám đốc công ty đã ký quyết định mới bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: Đoàn Nga

Thông cáo mới nhất của Trung Nguyên khá dài, nói nhiều về triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược khác biệt mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ với tư cách người đầu tàu đã đề ra, đang thực hiện để phát triển Trung Nguyên. Nhắc tới chuyện tranh chấp giữa thành viên công ty, thông cáo này cho rằng bà Thảo luôn theo đuổi mục tiêu thâu tóm, chiếm trọn Trung Nguyên.

Phía Trung Nguyên cũng đưa ra con số tổng lợi nhuận sau thuế trong các giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, đã được kiểm toán để minh chứng rằng, công ty vẫn giữ vững tăng trưởng đột phá trong hoạt động kinh doanh. Dù viện dẫn khá dài như thế nhưng cốt yếu của thông cáo này nhằm loan tin, ngày 21/9 vừa qua, Tổng giám đốc Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ ban hành quyết định tiếp tục bãi nhiệm thêm 1 lần nữa chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Thảo.

Trong diễn biến liên quan, ngay trong ngày 22/9, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng phát thông báo khẳng định, bà chính thức được khôi phục lại chức danh Phó tổng giám đốc thường trực tại Trung Nguyên. Bà Thảo khẳng định, không ai được quyền bãi nhiệm bà lần nữa sau khi tòa phúc thẩm đã tuyên.



Con đường quay lại Trung Nguyên của bà Thảo chắc chắn đầy khó khăn, dù đã thắng kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ


Qua thông cáo, bà Thảo cho biết, ngay lập tức trở về Trung Nguyên để tiếp tục điều hành, quản lý, nơi mà bà giữ chức Phó Tổng giám đốc thường trực, là người đồng sở hữu, đồng sáng lập. Bà nói đã chuẩn bị các chiến lược phát triển đúng cho Trung Nguyên sau thời gian mà theo bà đã bị lũng đoạn, rút ruột bởi 1 nhóm người…

Bà Diệp Thảo: “Đề nghị xử lý hình sự ai cản trở tôi quay về Trung Nguyên”
Được biết, ngay sau khi tòa phán quyết, bản án có hiệu lực lập tức bà Thảo đã tính toán chọn ngày quay trở lại Trung Nguyên nhưng lại vấp phải quyết định bãi nhiệm mới ban hành của ông Đặng Lê Nguyên Vũ với tư cách Tổng giám đốc Trung Nguyên.

Tuy nhiên, bà Thảo nói rõ, “sau khi tôi được khôi phục chức vụ, nếu các cá nhân, nhóm người nào cản trở quyền hợp pháp tôi tại Trung Nguyên, nghĩa là không chấp nhận bản án của Tòa. Khi đó tôi có quyền đề nghị xử lý hình sự các đối tượng này, nếu có, theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) nhìn nhận về những diễn biến mới trong vụ tranh chấp xảy ra tại công ty CP tập đoàn Trung Nguyên.

Luật sư Chánh phân tích, theo quy định tại điều 23.2 điều lệ công ty Trung Nguyên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm quyền thuộc về HĐQT, đối với chức danh cán bộ quản lý quan trọng của công ty.



Bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ đề nghị xử lý hình sự những ai “cản đường” bà quay trở về Trung Nguyên


Theo điểm đ, khoản 3, điều 157 luật Doanh nghiệp 2014 và điều 23.4 điều lệ công ty Trung Nguyên, Tổng giám đốc được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT. Trong khi bà Thảo được xác định là cán bộ quản lý quan trọng và việc bổ nhiệm bà Thảo năm 2005 là do ông Vũ ký với tư cách là Chủ tịch HĐQT.

“Nên theo tôi, quyết định ngày 21/9/2018 của Tổng giám đốc công ty Trung Nguyên, tức ông Vũ, về việc “bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của công ty đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo” là trái với của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty”, luật sư Chánh nhìn nhận.

Luật sư cũng nói, việc ông Vũ ra quyết định mới ngày 21/9/2018 về việc bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực, trong khi bản án phúc thẩm ngày 20/9 là không tôn trọng phán quyết của tòa án. Theo quy định của luật thi hành án dân sự thì bà Thảo có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án với nội dung phán quyết có hiệu lực của tòa.

Cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành tổ chức thi hành án và cưỡng chế, nếu người bị thi hành án không tự nguyện chấp hành. Mặt khác, theo quy định của điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, “người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Phước An — Theo Vietnamnet

Việt kiều thắc mắc thủ tục đăng ký kết hôn

Con trai chúng tôi và bạn gái của nó đang sinh sống và làm việc tại Pháp (cả 2 đều đã có quốc tịch Pháp và đã có nhà ở riêng tại Pháp). Hai gia đình chúng tôi đều sống ở Việt Nam. Xin hỏi hai con chúng tôi khi kết hôn thì đăng kí tại Pháp hay tại Việt Nam hay phải đăng ký cả 2 nơi? Nếu đăng ký ở Việt Nam thì cần những thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoàilà gì? Xin cảm ơn luật sư.




Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau.

1. Trong trường hợp cả 2 con của bạn đều không còn quốc tịch Việt Nam thì việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại Pháp, theo quy định pháp luật của Pháp.

2. Trong trường hợp 1 trong 2 con của bạn giữ quốc tịch Việt Nam người còn lại chỉ có quốc tịch Pháp thì con bạn có thể lựa chọn đăng ký kết hôn ở Pháp hoặc ở Việt Nam.

Nếu kết hôn ở Việt Nam thì con bạn sẽ phải thực hiện theo thủ tục kết hôn với người nước ngoài, cụ thể:

Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch năm 2014 thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp quận, huyện. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

1. Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chồng bạn do cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ cấp

3. Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe: Do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận người đăng ký kết hôn không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

4. Giấy tờ chứng minh về nhân thân: CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

5. Nếu bạn là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì bạn còn phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc bạn kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định nơi bạn công tác.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Tư pháp sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh riêng với các bên nếu thấy cần thiết.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.


3. Trong trường hợp 2 con bạn đều còn giữ quốc tịch Việt Nam thì cả 2 có thể về Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thông thường giữa 2 người Việt Nam với nhau.

Xem thêm:
6 nhóm đối tượng cần làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài
Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh

30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI: Sự “kết duyên” của doanh nghiệp ngoại và nội

Từ khi Luật đầu tư 2014 có hiệu lực, dòng vốn FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng đã tăng lên đáng kể thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A).


Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?



Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Saigon Co.op Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Qua các thương vụ đầu tư, có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản Việt Nam theo ba phương thức chủ yếu là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư.

Sôi động M&A bất động sản

Theo báo cáo tại Diễn đàn M&A 2018 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2018 vừa qua, tính đến đầu tháng 7 tổng giá trị các thương vụ M&A giao dịch tại thị trường Việt Nam đạt 3,55 tỷ USD (bằng 155% so với cùng kỳ 2017). Trong đó, M&A trong lĩnh vực bất động sản chiếm ưu thế với 66,75% tổng giá trị các thương vụ M&A.

Trước đó, vào năm 2017, giá trị các thương vụ M&A đạt 10,2 tỷ USD, tăng 175% so với năm 2016.

Lĩnh vực chiếm ưu thế nhất là sản xuất hàng tiêu dùng với 57% giá trị; bất động sản đứng thứ 2 với 27%. Vì vậy, kết quả M&A trong lĩnh vực bất động sản trong nửa đầu năm nay càng chứng tỏ bất động sản đang là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực bất động sản năm 2017–2018 là Quỹ Đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC) đầu tư vào Vinhomes.

Theo thông tin được công bố, GIC đầu tư tổng cộng 1,3 tỷ USD (tương đương gần 30.000 tỷ đồng) dưới 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một số công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án.

Vinhomes là đơn vị phát triển mảng bất động sản về nhà ở biệt thự và căn hộ cao cấp của Tập đoàn Vingroup, thời điểm nhận đầu tư, Vinhomes đang điều hành 10 dự án với tổng gần 18.000 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại.

Quỹ đầu tư tư nhân Mỹ Warburg Pincus kết hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương-Becamex IDC thành lập một liên doanh với số vốn hơn 200 triệu USD để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Liên doanh có tên Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp BW, tập trung phát triển, vận hành nhà kho, nhà xưởng xây sẵn và xây theo yêu cầu của khách hàng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, M&A có sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài như Warburg Pincus (Hoa Kỳ) hợp tác với VinaCapital liên doanh đầu tư khách sạn trị giá 300 triệu USD; Mapletree (Singapore) mua lại Kumho Asiana Plaza Saigon.

Theo ông Nguyễn Ngọc Khương, Giám đốc khối đầu tư Savills Việt Nam, khác với dòng vốn ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản trong nước theo hình thức đăng ký những năm trước đây, dòng vốn ngoại đến từ M&A được nhìn nhận tích cực. Đây được xem là nguồn vốn thực, rót trực tiếp vào các dự án thay vì các nguồn vốn ảo đăng ký trên giấy.

Nếu như trước đây, doanh nghiệp FDI chỉ tham gia ở nhóm bất động sản thương mại (trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, cao ốc văn phòng…) thì hiện tại, hoạt động đã diễn ra rất sôi nổi tại phân khúc nhà ở, thông qua việc kết hợp với các nhà phát triển trong nước.

Hầu hết các nhà đầu tư này đều lựa chọn phân khúc bất động sản cao cấp khi gia nhập thị trường Việt Nam bởi ở phân khúc này họ có nhiều lợi thế nhất.

Theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp nước ngoài đến từ các thị trường bất động sản phát triển hơn. Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, phát triển và vận hành các bất động sản cao cấp.

Ngoài xu hướng M&A, hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để triển khai các dự án bất động sản cả ở tất cả các phân khúc.

Việc các nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác với Nam Long để phát triển các sản phẩm căn hộ hướng tới nhu cầu của những người thu nhập trung bình là một ví dụ điển hình trong trường hợp này.

Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long cùng hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishi Nippon Railroad đã hợp tác triển khai dự án khu đô thị Akari City tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 8,5ha với 4.600 căn hộ, tổng vốn đầu tư 7.676 tỷ đồng.

Nước ngoài góp vốn, mua cổ phần công ty VN cần lưu ý gì?
Đôi bên cùng có lợi
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, thời gian qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường bất động sản trong nước với lợi thế về vốn, công nghệ, quản trị, là kênh huy động vốn có hiệu qủa, kết hợp với doanh nghiệp trong nước am hiểu pháp luật và truyền thống văn hóa sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển mạnh, bền vững. Do vậy, sự bắt tay, cộng sinh giữa 2 khối doanh nghiệp rất cần thiết.

Dù ở xu hướng nào thì đều nhận thấy một xu thế rõ ràng là các nhà đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại đang là một xu thế của thị trường bất động sản hiện nay.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang cho thấy sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ về lợi nhuận mà còn ở các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, các chính sách của nhà nước đối với việc người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam và những ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Phân tích về xu hướng này, ông Phan Trường Sơn, Trưởng Phòng Quản lý bất động sản, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, 5 năm gần đây vốn đầu tư FDI rất lớn.

Nguồn vốn mang tính gián tiếp nhiều hơn, vốn từ các tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài phải phối hợp với công ty trong nước nhằm thuận lợi trong vấn đề giải phóng mặt bằng.

Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng có đặc thù riêng. Đó là, có vấn đề bồi hoàn giải phóng mặt bằng, nên các doanh nghiệp nước ngoài phải hợp tác với nhà đầu tư trong nước.

Theo các chuyên gia, lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam là nắm vững thị trường trong nước, có quỹ đất và mạnh về pháp lý, còn các nhà đầu tư nước ngoài là thế mạnh về tài chính, phát triển dự án…

Khi cùng tham gia, các bên tận dụng được thế mạnh của đối tác để tăng tính cạnh tranh. Đó cũng chính là lý do mà thị trường M&A bất động sản thời gian qua khá sôi động và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tăng trưởng, đẩy thị trường bất động sản lên một bước mới, chuyên nghiệp hơn.

Phân tích về các lý do lĩnh vực bất động sản hấp dẫn M&A, các chuyên gia cho rằng, một trong những lý do quan trọng nhất là bởi Việt Nam là một thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân; trong đó đa số là dân số trẻ nên nhu cầu nhà ở đang tăng đều trong từng năm, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang lớn mạnh và hoạt động chuyên nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, trong đó, nhiều cổ phiếu bất động sản được nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao, tạo sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.


Một trong những lý do nữa khiến nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bất động sản của Việt Nam là môi trường đầu tư của Việt Nam gần đây đã được cải thiện tích cực, các chính sách của Chính phủ thời gian qua đang tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hoạt động.


Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, dù thị trường sôi động hay khó khăn, hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Bởi M&A chính là sự chuyển giao cần thiết, không chỉ thu hút dòng vốn vào bất động sản, làm tăng tính thanh khoản thị trường, giúp giảm hàng tồn kho và phục hồi niềm tin thị trường, mà còn là điều kiện cần để tạo sự minh bạch, hướng đến “cuộc chơi” mang tính chuyên nghiệp hơn. /.


Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Khi cổ đông ngoại là ‘cầu nối’ đưa doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới

Không dừng lại ở khoản tài chính được đầu tư, nhiều doanh nghiệp Việt đang hết sức chú trọng tới việc tìm kiếm đối tác ngoại có thể đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm và cùng họ mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới.






CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) vừa công bố hoàn tất phát hành 13,4 triệu cổ phần cho đối tác Nhật là Tập đoàn Sojitz giá 61.000 đồng/cp, so với mức tối thiểu 55.000 đồng/cp được ĐHCĐ phê duyệt. Dù huy động được số vốn hơn 817 tỷ đồng thu được, lãnh đạo The PAN Group khẳng định với chiến lược kinh doanh hấp dẫn và tốc độ tăng trưởng cao của tập đoàn hiện nay, mục tiêu của đợt phát hành không nhằm vào việc tìm kiếm một nhà đầu tư tài chính thông thường. Thay vào đó, thông qua mối quan hệ hợp tác chiến lược với một tập đoàn đa ngành hàng đầu Nhật Bản, PAN cùng đối tác có thể dựa trên nền tảng có sẵn để nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam, phân phối thị trường trong và ngoài nước.

Sojitz hiện có khoảng 440 công ty con và công ty liên kết, hoạt động thương mại và đầu tư tại nhiều quốc gia trên thế giới với doanh thu hàng năm trên 16 tỷ USD. Trong khi đó, The PAN Group là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, với các công ty con là các doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất — chế biến thủy sản, bánh kẹo, hạt điều, giống cây trồng… Do vậy, quan hệ hợp tác giữa 2 bên được kỳ vọng sẽ nối dài “cây cầu” đưa các sản phẩm của PAN nói riêng và nông sản — thực phẩm Việt Nam ra thế giới.






Quan hệ hợp tác với cổ đông ngoại có thể là tiền đề để doanh nghiệp đưa các sản phẩm xuất khẩu ra thế giới.

Lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trên thực tế, những nhịp đầu tiên của “cây cầu” đã được The PAN Group xây dựng nhiều năm qua và ngày càng được củng cố vững chắc thông qua các sản phẩm công nghệ cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Nhật và các thị trường quốc tế. Gần đây nhất, CTCP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed, HOSE: NSC), một đơn vị thành viên của PAN, vừa ra mắt sản phẩm gạo Nhật VJ Pearl Rice, vốn được sản xuất với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ chuyên gia đến từ đất nước “Mặt trời mọc”. Loại gạo mới này cũng nối tiếp vào chuỗi “sản phẩm Nhật” của Vinaseed bên cạnh Dưa lưới Nhật Akina, Dưa lưới Nhật Ichiba, Dưa lưới Nhật Taka, Gạo Nhật Japonica… 

Trước đó, một đơn vị thành viên khác là PAN-Saladbowl là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu được hoa cúc vào Nhật. Tương tự là những sản phẩm thủy sản (tôm, cá tra, ngao…) của các công ty như Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT)… cũng đã chinh phục các thị trường như châu Âu, Nhật, Mỹ, Trung Quốc…

The PAN Group là ví dụ tiêu biểu cho việc doanh nghiệp Việt chọn “bắt tay” với đối tác chiến lược ngoại với mục tiêu không chỉ là tìm nhà đầu tư tài chính. Gần đây nhất, ngành dược chứng kiến 2 thương vụ đáng chú ý khi Tập đoàn Taisho (Nhật) đã nâng sở hữu tại Dược Hậu Giang từ 25% lên 32% sau khi HĐQT thông qua. Tương tự là việc Traphaco đón 2 đối tác ngoại mua cổ phần trên thị trường, sở hữu 40% vốn công ty, trong đó có sự xuất hiện của Tập đoàn Dược phẩm Daewoong (Hàn Quốc).

Năm trước, CTCP Nhựa Tiền Phong cũng chấp thuận để Tập đoàn Sekisui (Nhật) nắm giữ 15% vốn. Hai bên đã xây dựng quan hệ hợp tác từ trước khi Sekisui trở thành cổ đông lớn và tiếp tục duy trì thời gian qua. Ngoài các đơn vị trên, một số doanh nghiệp khác cũng từng đón sự tham gia của đối tác ngoại, trở thành cổ đông lớn như Cotecons, Thế giới di động, Vingroup… Ngay trong ngành tài chính, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) gần đây cũng ghi nhận việc cổ đông lớn là Công ty Chứng khoán Daiwa nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 20%, qua đó tiếp tục khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên.

Song hành cùng việc trở thành cổ đông lớn, đối tác ngoại đã hỗ trợ doanh nghiệp nội trên nhiều mặt, trong đó có công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Tập đoàn Sekisui sau khi hợp tác với Nhựa Tiền Phong đã chuyển giao cho công ty công nghệ, khuôn, các thiết bị để tiến hành sản xuất và bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của Sekisui. Nhờ đó, Nhựa Tiền Phong đã từng bước tiếp thu trình độ, khả năng công nghệ, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất và phân phối sản phẩm của đối tác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các công trình xây dựng cao cấp tại Việt Nam.

Một yếu tố khác doanh nghiệp nội được tiếp nhận từ đối tác ngoại là kinh nghiệm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự, quản trị doanh nghiệp. Công ty Chứng khoán Sài Gòn, sau khi trở thành đối tác chiến lược của Daiwa, không chỉ tiếp cận và đưa vào sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại mà còn áp dụng các giải pháp quản trị tiêu biểu trên thế giới. Sau 19 năm thành lập, SSI duy trì và khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán trên thị trường nội địa.




Hệ thống phân phối của đối tác tại thị trường nước ngoài có thể là trợ lực lớn cho doanh nghiệp Việt.

Một lợi ích khác mà doanh nghiệp nhận được từ đối tác ngoại là việc phát triển thị trường, mạng lưới khách hàng, đưa sản phẩm tiếp cận tới nhiều nước trên thế giới. Như trường hợp của Dược Hậu Giang, song song việc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm, nâng cấp dây chuyền sản xuất thuốc với sự hỗ trợ của Taisho, công ty còn được phép nhập sản phẩm chiến lược có lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn Nhật để kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, thuốc của Dược Hậu Giang sẽ được xuất khẩu đến các thị trường sẵn có của Taisho. Tương tự DHG, các doanh nghiệp như Nhựa Tiền Phong, Domesco, Nhựa Bình Minh… đều được tận dụng thị trường của các đối tác chiến lược để mở rộng sự hiện diện tại nhiều quốc gia.

Ông Henrik Audon, đồng sáng lập và nguyên Chủ tịch của M&A International Inc., liên minh về tư vấn sáp nhập và mua bán công ty (M&A), từng chia sẻ trên báo chí, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần đơn thuần dòng vốn mà là các đối tác chiến lược quốc tế, những đơn vị thực sự có khả năng tạo ra giá trị gia tăng và giúp công ty có vị trí cạnh tranh tốt trên thị trường toàn cầu.

Các doanh nghiệp Việt có thể nâng cao những năng lực kinh doanh thông qua hình thức tiếp nhận công nghệ, quản trị, hệ thống công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, tiếp vận và một danh mục sản phẩm/dịch vụ đa dạng thích ứng với thị trường Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp còn có cơ hội phát triển và điều chỉnh danh mục sản phẩm để trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua hệ thống phân phối của đối tác nước ngoài.

Như trường hợp gần đây nhất của The PAN Group, lãnh đạo công ty tin tưởng việc hợp tác với Sojitz sẽ là một cột mốc quan trọng trong lộ trình phát triển của công ty. “Song song với việc góp vốn, chúng tôi cùng thành lập Ủy ban Hợp tác với sự tham gia của lãnh đạo chủ chốt hai tập đoàn do người đứng đầu Tập đoàn Pan làm chủ tịch. Uỷ ban Hợp tác sẽ tập hợp các chuyên gia đầu ngành từ phía Việt Nam và Nhật Bản hình thành và thúc đẩy việc triển khai các dự án nông nghiêp và thực phẩm của 2 bên tại Việt Nam, cũng như tại các nước khác trong khu vực”, bà Nguyễn Thị Trà My — Tổng giám đốc The PAN Group tiết lộ.

Hải An — Theo Nhịp sống kinh tế


Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?